Xứ Nẫu nhưng bạn có biết vì sao gọi như vậy không?

Xứ Nẫu nhưng bạn có biết vì sao gọi như vậy không?

Xứ Nẫu nhưng nhiều anh chị em quê Phú Yên, Bình Định có khi cũng không biết tại sao quê mình lại được gọi như thế.

Tên gọi xứ Nẫu đã có từ lâu, khoảng 400 năm rồi, tức là đâu đó tầm thế kỷ 17, có sách báo thì nói thế kỷ 18, cũng có chỗ nói thế kỷ 16 nhưng theo em nghĩ thì là thế kỷ 17. Vì thật ra, lúc đó, ý em là thế kỷ 16 ấy, Đại Việt mình với Chiêm Thành đánh nhau te tua, chiếm qua, chiếm lại, chạy tới chạy lui liên tục, chỉ có doanh trại, quân đội chứ di dân từ Bắc vào chưa có nhiều, vì chiến sự liên miên, chẳng ai dám vào cả đâu, nếu có thì số ít thôi.

Lịch sử hình thành tên gọi Xứ Nẫu

Chuyện là thế này, câu chuyện bắt nguồn từ thế kỷ 17 ấy, tức là thời mà Chúa Nguyễn Hoàng đem quân vào vùng Nam Trung Bộ ngày nay đánh Chiêm Thành, và thành lập nên các tỉnh Thăng Hoa ( Quãng Nam), Tư Nghĩa ( Quãng Ngãi ), Hoài Nhơn ( Bình Định), và Phú Yên. Lúc bấy giờ, chúa Nguyễn khuyến khích di dân vào khai hoang, nhưng số lượng còn rất ít, dân cư còn thưa thớt, nên chúa Nguyễn phân cấp ra đơn vị hành chính thành Phường , Nậu. ..Theo em nghĩ thì Nậu chắc tương đương Tổ của thời mình bây giờ. và mỗi Nậu như vậy thường sẽ theo một nghề nào đó, và người đứng đầu được gọi là Đầu Nậu.

Đó, đến đây anh chị em đã thấy xuất hiện chữ Đầu Nậu quen thuộc chưa, chữ người ta thân thương là thế, mà đến thời mình, Đầu Nậu mang hàm ý là cánh lái buôn ôm hàng rồi kê giá cao. Thiệt oan ức quá mà.

Sau này, đơn vị hành chính Nậu bị bãi bỏ, nhưng trong giao tiếp hàng ngày vẫn còn mang nội hàm là Đám Người, Nhóm Người, Người Ta….

Với người dân vùng Hoài Nhơn( Bình Định ) kéo dài đến Phú yên có 1 điểm chung là không phân biệt được dấu ngã và dấu hỏi, cộng với quá trình giao tiếp hàng ngày, người dân những vùng này nói nhanh Ông đó, ấy thành Ổng, Bà đó, ấy thành bả, Chị đó, ấy thành Chỉ, Anh ấy, đó thành Ảnh, Cô ấy, đó thành Cổ và từ Nậu ấy,đó cũng biến thành Nẩu, Nẫu. Cũng bởi không phân biệt được hỏi, ngã nên lúc thì Nẩu, lúc thì Nẫu, sau này thống nhất là Nẫu.

Từ Nẫu có lúc là chỉ Ngôi Thứ 3 nhưng cũng có vài trường hợp lại là ngôi thứ nhất. Em ví dụ như Vợ chồng cãi nhau, chồng chửi vợ: ” con này ngang như cua”, vợ cũng không vừa đớp lại: “Kệ Nẫu”. Cũng có trường hợp vợ chồng đi vào chợ mua sắm đồ gia dụng, thấy đám thanh niên xăm trổ đầy người, vợ nói với chồng : gì mà xăm đầy người vậy tời woi”, chồng nhắc vợ: ” Kệ Nẫu, nhiều chuyện vậy tời “. Tùy vào hoàn cảnh, người dân xứ Nẫu sẽ hiểu đó là đang nói số ít hay số nhiều, ngôi thứ nhất hay ngôi thứ 3. Mọi người thấy quê em hay không?

Dân nhậu truyền miệng

Ngoài ra thì còn có 1 giả thuyết của các chuyên gia Rượu Học vỉa hè không chính thống là người dân Bình Định, Phú Yên không phát âm được chữ Ôi, họ hay đọc thành Âu. Như chữ Ăn Xôi là Ăn Xâu, làm Nổi không? Đọc thành Làm Nẩu Không? Bôi Bác thành Bâu Bác, Nồi đọc là Nầu. Rồi đọc là Rầu. Làm xong chưa? Xong Rầu. Mua hàng Thiết bị nhà bếp KimSa chưa? Mua Rầu.

Các người làm việc này nổi không? Dạ nẩu.

Hay ” nhiều quá ăn sao nổi” ” Làm gì mà không nẩu”

Hay” Mệt chịu không nổi” là Mệt chịu không nẩu”

Vốn dĩ Nổi là 1 từ được dùng nhiều trong giao tiếp nên người Bình Định – Phú Yên dùng từ Nẩu nhiều hơn, từ đó mà nơi khác gọi là Đám người Nẩu.

Như vậy, sau khi hóng hớt các chuyên gia rượu vỉa hè, e chia sẻ thêm cho anh chị 1 giả thuyết nghe rất quái đản nhưng lại cực kỳ thuyết phục.

Dù là giả thuyết nào thì chúng ta đều tự hào là người con Xứ Nẫu.

xứ Nẫu

Quay lại từ Nậu, thời đó vẫn có các đoàn lái buôn, đi đến đâu, họ sẽ gặp Đầu Nậu nơi đó để chào hàng, buôn bán. Và mỗi Đầu Nậu ngành nghề họ sẽ mua lại hàng hóa để bán lại cho các dân cư trong khu vực Đầu Nậu. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 18 thì từ này mới xuất hiện nhiều. Có lẽ cũng vì lúc này, Chiêm Thành chính thức bị xóa sổ, giao thương buôn bán giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển, các đoàn lái thương tấp nập chạy ra chạy vào nên từ này xuất hiện nhiều hơn.

Cũng có ý kiến là hồi đó, mỗi Nậu phải nộp thuế cho chính quyền, có chỗ thì nộp vải, có chỗ thì nộp Nồi Chiên Không Dầu, Có chỗ thì Nộp Máy Xay Thịt, có chỗ thì nộp Vải, Thóc, Lúa… nên được gọi là Đầu Nậu Vải, Đầu Nậu Lúa, Đầu Nậu Máy Xay Thịt. Và người Đầu Nậu có nghĩa vụ đi gom cho đủ để nộp thuế.

Ngày nay, Đầu Nậu là ám chỉ những người bỏ vốn ra nhập hàng rất lớn về phân phối lại cho các Đại Lý con bên dưới. Dạ, em vẫn đang muốn hợp tác với tất cả các Đầu Nậu ngành hàng Gia Dụng Nha. Nhập hàng về bỏ lại cho em chứ không phải đến bắt em cống nạp nhá.

Anh chị em đọc được bài này Like Page để bữa nào hứng lên, em lại viết bài khác ạ!